Tiêu diệt Mân Lý Cảnh (Nam Đường)

Cuối năm 943, nước láng giềng phía nam của Nam ĐườngMân phát sinh nội loạn. Mân Đế Vương Diên Hy tranh chấp với hoàng đệ Vương Diên Chính, và Diên Chính cũng tự xưng hoàng đế, lấy quốc hiệu là Ân. Lý Cảnh viết thư, cho cả hai phía, quở trách việc huynh đệ bất hòa và khuyên họ hòa giải với nhau. Hai bên đều không theo: Vương Diên Hy thì dẫn việc Chu Công tiêu diệt cuộc nổi dậy của các em là Quản Thúc TiênSái Thúc Độ, Đường Thái Tông giết Lý Kiến ThànhLý Nguyên Cát; trong khi Vương Diên Chính viết thư trách cha con Lý Cảnh cướp ngôi nhà Ngô. Lý Cảnh giận dữ, tuyệt giao với Ân quốc.[20] Mùa hạ năm 944, sau khi Vương Diên Hy bị Chu Văn Tiến giết hại, Văn Tiến tự xưng là Mân vương, gửi sứ thần đến Nam Đường thiết lập quan hệ. Tuy nhiên, Lý Cảnh bắt giam sứ thần và chuẩn bị tấn công Chu Văn Tiến, song do thời tiết nóng bức và thiên tai liên tiếp, nên quân Đường cuối cùng chẳng ra quân.[21]

Cuối năm 944, Tra Văn Huy lập kế hoạch tấn công thủ phủ của Ân là Kiến châu [22], và mặc dù gặp phải nhiều phản đối, Lý Cảnh cử Văn Huy chỉ huy quân đội tiến đánh nước Ân. Văn Huy tiến quân đến Tín châu [23], gần lãnh thổ Ân, ông ta viết biểu trình bày rằng cuộc chinh phạt sẽ được thành công. Lý Cảnh sau đó cử Biên Hạo đến hỗ trợ Văn Huy. Tuy nhiên, chiến dịch diễn ra không được thuận lợi. Tướng nước Ân là Ngô Thành Nghĩa, người đang tấn công thủ phủ nước Mân là Trường Lạc [24], quyết định nhân cơ hội đó nói dối với dân Mân rằng quân Nam Đường đến đỡ giúp Ân tấn công Chu Văn Tiến, khiến cả thành Trường Lạc náo động. Tướng Mân là Lâm Nhân Hàn cũng nhân đó nổi dậy chống lại chủ tướng, giết Chu Văn TiếnLiên Trọng Ngộ, mở cửa thành đón Ngô Thành Nghĩa tiến vô. Không lâu sau đó, Vương Diên Chính xưng là hoàng đế Đại Mân, nhưng vẫn đóng đô ở Kiến châu thay vì dời đến Trường Lạc. Tướng Nam Đường Tổ Toàn Ân được Lý Cảnh gửi đến giúp đỡ Văn Huy, dẫn quân đánh bại quân Mân do thừa tướng nước Mân Dương Tư Cung chỉ huy, rồi kéo đến bao vây Kiến châu.[21] Mùa thu năm 945, Kiến châu thất thủ, Vương Diên Chính đầu hàng Nam Đường, Mân quốc trên thực tế đã bị diệt vong. Tuy nhiên, các tướng Nam Đường khi tấn công Kiến châu đã thẳng tay cướp bóc khiến người Mân sợ hãi. Lúc đầu người Mân đón chào quân Đường như những người cứu tinh giúp họ thoát khỏi cảnh loạn lạc, đến đó cảm thấy thất vọng, nhưng Lý Cảnh chọn cách không truy cứu các tướng vì họ đã lập công lớn trong việc tiêu diệt Mân.[25].

Ban đầu cả nước Mân, sau khi Kiến châu thất thủ thì quy phục Nam Đường, bao gồm Phúc châu (tức là Trường Lạc),[25] lúc này nằm dưới quyền kiểm soát của Lý Nhân Đạt, ban đầu ông ta chống lại Vương Diên Chính ở Phúc châu, sau đó đầu hàng Nam Đường khi Kiến châu bị bao vây, và Lý Cảnh đáp lại bằng cách ban họ phong chức cho ông ta, ban tên là Lý Hoằng Nghĩa.[21] Tuy nhiên, sau khi Kiến châu thất thủ, thì Phúc châu vẫn không hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Nam Đường. Trần Giác, khi đó đang là Xu mật sứ, được cử đi thuyết Lý Hoằng Nghĩa đến Nam Kinh xưng thần với Lý Cảnh. Nhưng khi Trần Giác đến Phúc châu, Lý Hoằng Nghĩa tiếp đãi đạm bạc, nên Trần Giác không dám nói chuyện nhập triều. Khi trở về đến Kiếm châu[26], Trần Giác hối hận, và nhân danh Lý Cảnh lệnh Lý Hoằng Nghĩa vào triều, rồi tự mình xưng là giám quân Phúc châu. Lý Hoằng Nghĩa chống lại, chiến tranh nổ ra. Lý Cảnh thấy Trần Giác tự ý hành động mà không được ý chỉ mình, nhưng do các quan thuyết phục, ông đồng ý cử binh hỗ trợ Trần Giác. Các tướng Nam Đường lập vòng vây Phúc châu, khởi đầu khá thuận lợi. Tuy nhiên, khi Vương Sùng Văn làm Nguyên soái song Trần Giác, Phùng Diên Lỗ và Ngụy Sầm đều tự ý hành động, còn Lưu Tòng HiệuVương Kiến Phong không phục không tuân mệnh, họ tranh công với nhau, tiến thoái không tương ứng.[25].

Lý Hoằng Nghĩa xưng thần với Ngô Việt, đổi tên thành Lý Đạt. Trước mùa hạ năm 947, quân Ngô Việt tiến đến Phúc châu. Quân Nam Đường lại cho phép Ngô Việt vượt qua lãnh địa của mình mà đến Mân, hi vọng sẽ một mẻ diệt gọn và chiếm giữ Phúc châu. Tuy nhiên quân Ngô Việt lại đánh bại được lực lượng Nam Đường, giải vây được cho Phúc châu. Sau đó, Lưu Tòng Hiệu dẫn quân về sào huyệt Tuyền châu[27] và đuổi được quân Nam Đường — do đó, mặc dù vẫn xưng thần với Nam Đường, nhưng miền nam Phúc Kiến ngày nay đều do Lưu Tòng Hiệu cai quản. (Do đó, những phần lãnh thổ Mân mà Nam Đường giành được thực sự chỉ là miền tây bắc và khu vực xung quanh Kiến châu). Lý Cảnh tức giận vì thất bại, muốn xử tử Trần Giác và Phùng Diên Lỗ, nhưng cuối cùng do lời khuyên can của Tống Tề KhâuPhùng Diên Tị, chỉ lưu đày bọn họ.[28].

Năm 950, Tra Văn Huy, khi đó là Tiết độ sứ Vĩnh An[29], nhận thông tin sai lầm rằng Ngô Việt đã bỏ Phúc châu, nên quyết định dẫn quân tiến đánh. Khi ông ta đến gần thì gặp ở mai phục của tướng Ngô Việt ở trấn Uy Vũ đánh bại, bản thân ông ta bị bắt. Quốc vương Ngô Việt Tiền Hoằng Thục trả lại Văn Huy cho Nam Đường, đáp lại Nam Đường cũng trả lại một số tướng Ngô Việt đã bị bắt. Sau đó, quân Nam Đường không có thêm chiến dịch nào để lấy lại những phần lãnh thổ còn lại của nước Mân cũ.[30]